[Chia Sẻ] Năm Lời Khuyên Cho Người Mới Tập Chạy

Nam N. Phung
Đăng ngày 17/01/2021
23,227 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Những vận động viên chạy nghiệp dư muốn đạt kết quả tốt thường có xu hướng học theo các vận động viên chuyên nghiệp và tập luyện nghiêm túc như họ, như thể họ cần chạy nhiều hơn, và cường độ nặng hơn nếu muốn đạt kết quả tốt. Kết quả là nhiều người bị chấn thương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảm giác và niềm vui khi chạy.

Giờ đây, với sự phổ biến của các khái niệm khoa học, những người chạy nghiệp dư đã dần thoát khỏi tình trạng chạy một cách mù quáng và bắt đầu chú ý đến chất lượng chạy bộ. Nhiều vận động viên chạy bộ lâu năm đã đúc kết kinh nghiệm và bài học trong quá trình tập luyện của mình và đúc kết 5 điểm chính sau đây, mong rằng các bạn mới tập chạy sẽ không mắc sai lầm.

Dục tốc bất đạt

Chạy, đặc biệt là chạy đường dài, là một quá trình phải thực hiện chậm rãi và cẩn thận. Một huấn luyện viên chạy hàng đầu đã từng nói với các học trò của mình rằng phải mất ba năm đào tạo để thực sự nhìn thấy tiềm năng của một người. Tính từ giai đoạn trung học cơ sở đến khi đạt kết quả thực sự tốt, một vận động viên chạy đường dài xuất sắc cần khoảng 10 năm tập luyện. Điều này đặc biệt đúng đối với những vận động viên chạy nghiệp dư, không thể tiến bộ chỉ trong một thời gian ngắn.


 (Nguồn ảnh: 123RF)

Sự gia tăng lớn về số quãng đường chạy trong một khoảng thời gian ngắn sẽ có thể dẫn đến thương tích cho chính bạn. Điều rất quan trọng đối với những người mới bắt đầu là phải kiên nhẫn tạo dựng nền tảng vững chắc. Hãy nhớ nguyên tắc cường độ không tăng quá 10% mỗi tuần.

Chỉ tập chạy bằng cách chạy

Nghe có vẻ tự nhiên và đúng đắn khi cải thiện khả năng chạy thông qua các bài tập chạy, nhưng khi khoa học và phương pháp tập luyện ngày càng tiên tiến, người chạy bộ ngày càng có nhiều thông tin hơn, và khái niệm “luyện tập chéo” đang dần được chấp nhận và sử dụng bởi những người chạy bộ nghiệp dư. Nếu bạn chưa nghe về tác dụng của "cơ cốt lõi" và "tập tạ" đối với người chạy bộ, thì bạn nên cập nhật thêm thông tin về mảng kiến thức này. Thực hiện các bài tập sức mạnh cơ bắp các nhóm cơ cụ thể ít nhất một lần một tuần và tăng cường sức mạnh cơ cốt lõi sẽ nâng cao sức mạnh chạy của bạn.

 

(Nguồn ảnh: 123RF)

Phụ thuộc quá nhiều vào trang thiết bị

Nhiều người lần đầu tiên chạy đã mua những đôi giày chạy bộ tiên tiến nhất, công nghệ cao và tính năng bảo vệ tốt nhất, và có thể là đắt tiền nhất, nhưng chúng có thể không phù hợp với bạn. “Thiết bị” đáng tin cậy nhất vẫn là cơ bắp và bàn chân của mỗi người. Trang bị quá phức tạp có thể quá mức cần thiết và tước đi cơ hội tập luyện của một số nhóm cơ nhỏ.

 (Nguồn ảnh: 123RF)

Thời gian đầu, việc hình thành thói quen và tư thế chạy tốt là rất quan trọng. Nhờ Internet, bạn có thể tìm thấy nhiều sách, video liên quan và chia sẻ kinh nghiệm của các vận động viên chạy bộ lâu năm chỉ bằng một cú click chuột. Ngoài ra, thỉnh thoảng bạn nên thử những đôi giày chạy bộ có thiết kế tối giản, nhưng cùng một nguyên tắc trên: dục tốc bất đạt. Hãy thử từ từ đừng gây nên chấn thương cho cơ thể.

Thiếu các bài tập cường độ hiệu quả

Có thể bạn đã từng trải qua những cảm giác như "mệt quá chết đi được" hay "chạy muốn bể phổi" ... Những vận động viên chạy cường độ cao ngắt quãng thường ép bản thân thử thách với tốc độ quá tải. Phương pháp luyện tập đẩy bản thân đến giới hạn này thật tuyệt và hiệu quả một cách tự nhiên.

 (Nguồn ảnh: 123RF)
 

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng việc tập luyện cường độ cao đến mức tới hạn chỉ có thể được thực hiện nhiều nhất một lần mỗi tuần. Đừng tham lam, nếu không sẽ làm tăng nguy cơ chấn thương rất nhiều. Đừng quên câu “dục tốc bất đạt". Trên cơ sở đánh giá đúng mức độ thể lực của mình, nên bố trí tập luyện cường độ cao cho hợp lý. Trên thực tế thì tập luyện cường độ cao tuy có hiệu quả nhưng cũng chỉ phù hợp hơn với những người chạy đã có nền tảng chạy nhất định.

Luôn chạy trên một con đường đơn điệu

Không phải là đường chạy không tốt, nhưng thỉnh thoảng thay đổi môi trường chạy có thể giúp bạn có nhiều hứng thú chạy hơn. Mặt khác, so với đường nhựa cứng, đường địa hình mềm có lợi cho việc đệm hơn, giảm nguy cơ chấn thương, cho phép cơ bắp phục hồi và được tăng cường tốt hơn.

 (Nguồn ảnh: 123RF)

Đồng thời, địa hình chạy càng phức tạp càng có thể huy động nhiều nhóm cơ bắp thường không được dùng trong chạy đường trường thông thường, thúc đẩy sự phát triển phối hợp của toàn bộ cơ thể.


Nguồn bài viết: Running Biji